Phương pháp đóng cọc và ép cọc – Ưu, nhược điểm & 3 lưu ý quan trọng
Ngày đăng: 24/07/2022 |
5/5 - (1 bình chọn)
Phương pháp đóng cọc và ép cọc hiện đang được thi công và áp dụng rộng rãi trong các hạng mục công trình xây dựng. Vậy đóng cọc và ép cọc có ưu nhược điểm gì? Trong khi thi công đóng cọc và ép cọc, chủ đầu tư có cần lưu ý gì không? Trong bài viết dưới đây, C&N Hoàng Kim sẽ giải thích chi tiết về 2 phương pháp này cũng như đưa ra một vài lời khuyên hữu ích giúp công trình đạt hiệu quả cao nhất. Cùng tìm hiểu ngay!
>>>> ĐỌC THÊM:Búa rung là gì? Cách sử dụng và bảo dưỡng đúng chuẩn
1. Ưu và nhược điểm của phương pháp đóng cọc và ép cọc
Đóng cọc và ép cọc là hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong thi công xây dựng công trình. Mỗi cách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào từng điều kiện địa hình, vật chất và tầm quan trọng của công trình mà chủ đầu tư sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.
Phương pháp đóng cọc
Phương pháp ép cọc
Ưu điểm
Thao tác đơn giản, búa đóng gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển
Có thể thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau, kể cả địa hình gồ ghề, phức tạp,…
Dùng được có cả cọc bê tông cốt thép dạng đúc sẵn và dạng kích thước D300 – D1000
Thực hiện thi công tại nhiều địa điểm khác nhau, kể cả những nơi hẻm nhỏ, chật chội.
Không tạo tiếng ồn, lực êm không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh
Lực rung nhẹ nên không tác động mạnh đến môi trường lân cận, nên bạn có thể yên tâm
Chi phí hợp lý, đòi hỏi ít nhân lực nên tiết kiệm kinh phí đáng kể cho chủ đầu tư.
Việc kiểm tra chất lượng cọc ép dễ dàng, đơn giản.
Nhược điểm
Tạo tiếng ồn nên không áp dụng tại các khu dân cư đông đúc hay không gian yên tĩnh.
Tác động đến các khu vực lân cận do tác dụng của lực rung mạnh.
Dùng dầu diesel nên gây ô nhiễm môi trường
Yêu cầu đặt ra là cần có hồ sơ khảo sát địa chất để xác định chiều sâu chôn cọc.
Không thể thi công cọc có sức chịu tải lớn hoặc lớp đất xấu mà cọc phải đâm xuống quá sâu.
Thi công phương pháp đóng cọc và ép cọc bê tông hiện nay có nhiều cách thức để thực hiện. Bài viết đã tổng hợp 4 cách phổ biến được áp dụng bạn đọc có thể tham khảo cho công trình của mình:
2.1. Thi công sử dụng máy Neo
Phương pháp sử dụng máy Neo là biện pháp đóng cọc duy nhất hiện nay áp dụng cho công trình nhà dân chủ yếu dùng các loại cọc bê tông 200×200 và 250×250. Thi công dùng máy Neo thủy lực có ưu điểm là giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện nhanh chóng. Cụ thể phương pháp này như sau:
Máy Neo sử dụng là loại máy thủy lực
Lực ép từ 40-50 tấn tải
Sử dụng 2 loại cọc bê tông chủ yếu là 200×200 và 250×250
Máy chủ yếu thi công cho công trình của nhà dân, công trình ngõ nhỏ hẹp
Chi phí thực hiện và chi phí vận chuyển máy Neo rẻ hơn so với các loại máy khác
Thời gian thi công nhanh gọn
Chi phí thuê nhân công từ 12-15 triệu đồng, trong đó nhân công tính theo mét thường từ 40-45 ngàn/md
2.2. Sử dụng máy tải
Khác với máy Neo, máy tải có cục đối trọng làm tải trọng để đóng và ép cọc xuống. Máy tải cũng dùng thủy lực, chủ yếu dùng cho các hạng mục công trình có tải trọng lớn. Cụ thể:
Tải trọng là cục tải sắt hoặc bê tông
Máy tải là loại máy thủy lực
Lực ép từ 60-120 tấn tải
Thi công chủ yếu các loại cọc bê tông cốt thép 200×200, 250×250, 300×300 và cọc ly tâm D300, D350.
Chi phí thi công và vận chuyển của máy tải thường cao hơn so với máy Neo. Trong đó, trường hợp ép theo ca máy thường từ 60-90 triệu, tùy lực ép. Trường hợp ép theo mét thường từ 50-60 ngàn/md.
Thời gian thực hiện thường từ 1 tuần đối với ct 2000 md
Máy tải chỉ phù hợp với công trình mặt bằng rộng xe phọc và tận nơi.
2.3. Thi công bằng máy bán tải
Máy bán tải là loại máy làm đối trọng bằng Neo nhưng chúng sử dụng nhiều trụ Neo, thường là 6 trụ Neo. Ưu điểm của loại máy là thi công được nhiều khu vực địa hình từ công trình to nhỏ khác nhau. Cụ thể:
Máy bán tải đối trọng bằng Neo, và thường thi công nhiều trụ Neo trong đó phổ biến nhất là 6 trụ Neo.
Chi phí của máy bán tải rẻ hơn máy tải và cao hơn máy Neo
Thời gian thực hiện lâu hơn máy Neo và máy tải
Thi công các hạng mục công trình ngõ nhỏ yêu cầu tải trọng cao hơn 50 tấn
Lực ép thường từ 50-60 tấn
Chi phí nhân công tính theo lô thường từ 30-40 triệu đồng/lô và tính theo mét là 50-60 ngàn/md
Sử dụng loại cọc bê tông cốt thép là loại vuông 200×200, 250×250, 300×300 và loại ly tâm D300
2.4. Dùng robot để thi công
Máy robot đến từ công nghệ của Trung Quốc hiện được sử dụng phổ biến để chuyên thi công cho những dự án có khối lượng lớn lên đến hàng vạn mét cọc. Thời gian thi công nhanh thường áp dụng cho công trình dự án lớn. Cụ thể:
Máy robot là loại máy thủy lực
Máy robot lực ép thường lên tới 80 tấn, 150 tấn, 360 tấn và 1000 tấn
Chủ yếu dùng để thi công các hạng mục công trình lớn
Thời gian thực hiện nhanh
Chi phí vận chuyển lớn
Tùy từng loại máy robot mà chúng sẽ sử dụng các loại cọc bê tông cốt thép có kích thước khác nhau
Chi phí nhân công thường cao hơn máy bán tải khoảng 80-120 triệu đồng. Trường hợp ép theo mét, chi phí này thường từ 50-60 ngàn/md
3. Lưu ý quan trọng về phương pháp đóng cọc và ép cọc
Có thể thấy, tùy từng hạng mục công trình xây dựng, chủ đầu tư có thể áp dụng phương pháp đóng cọc hay ép cọc cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, dù lựa chọn cách thức thực hiện nào, chủ đầu tư vẫn cần lưu ý một số những điểm dưới đây:
3.1. Khảo sát địa chất và mặt bằng
Trước khi bắt tay vào việc thi công, chủ đầu tư phải lên kế hoạch cụ thể và chuẩn bị kỹ lưỡng. Cụ thể, bước đầu tiên vô cùng quan trọng là phải khảo sát địa chất, nghiên cứu hồ sơ báo cáo về các tính chất của nền đất, các kết quả thí nghiệm từ nền đất đó và các tài liệu nghiên cứu có liên quan. Từ đó, chủ đầu tư mới đưa ra hình thức ép cọc phù hợp, hiệu quả, an toàn nhất:
Khu vực thi công là đất cát: Phương án tối ưu nên lựa chọn là ép cọc liên tục. Bởi khi ép cọc, lực tăng dần càng nhanh và tránh trường hợp cát bị cố kết.
Khu vực thi công là nền đất có 2 lớp: Lớp đất đầu tiên dễ thi công còn lớp thứ 2 có tính chịu lực. Khi đó, phương pháp ép một mạch đến khi đạt được đến lực ép lớn nhất thì dừng là phù hợp.
Mặt bằng ép đóng cọc: phải bằng phẳng, không có hiện tượng sụt lún. Như vậy mới đảm bảo độ chắc chắn để đặt máy móc và giúp cọc hạ xuống thẳng và không bị gãy. Khảo sát địa hình còn giúp xác định mốc tọa độ cọc chính xác hơn, tránh sai xót.
3.2. Trong quá trình thi công đóng và ép cọc
Trong khi thi công đóng cọc và ép cọc, chủ đầu tư cũng cần hết sức lưu ý những điểm như sau:
Bắn tim cọc lên mặt bằng để xác định đúng vị trí ép cọc, nên sử dụng thép để đánh dấu các vị trí này.
Khi di chuyển máy vào vị trí ép cọc thì dùng máy toàn đạc để kiểm tra lại. Sau đó, thực hiện hạ cọc để đầu cọc nhô lên mặt đất một khoảng 60-80 thì tiến hành hàn nối cọc và tiếp tục ép, nối tới độ sâu như thiết kế.
Lưu ý kiểm tra lại các yêu cầu kỹ thuật của đường hàn bao gồm chiều cao, chiều dài thiết kế đường hàn và một số các chỉ số khác.
3.3. Lựa chọn đơn vị thi công
Thi công bằng phương pháp đóng cọc và ép cọc để đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tốt cũng như giá thành hợp lý cũng cần lưu ý đến việc thuê đơn vị thực hiện uy tín. Các tiêu chí để lựa chọn đơn vị thi công cụ thể như sau:
Cung cấp các loại cọc ép chính hãng, chất lượng đạt tiêu chuẩn cao
Thiết bị máy móc dùng cho thi công hiện đại, tiên tiến
Đội ngũ kỹ sư, nhân công đều có kinh nghiệm lâu năm, làm việc tận tình, sát sao
Thời gian thi công nhanh chóng, đảm báo đúng tiến độ đề ra
Giảm tối đa chi phí cho khách hàng
Đảm bảo an toàn trong suốt quá trình trước trong và sau thi công cũng như không làm ảnh hưởng đến những khu vực xung quanh
Trên đây, C&N Hoàng Kim đã thông tin đến bạn đọc chi tiết về phương pháp đóng cọc và ép cọc. Có thể thấy, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy từng hạng mục công trình mà chủ đầu tư cân nhắc sử dụng đóng cọc hay ép cọc. Tuy nhiên, khi thi công chủ đầu tư cũng cần lưu ý một số điểm để việc thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới C&N Hoàng Kim qua thông tin liên hệ dưới đây để được tư vấn tốt nhất nhé!