Ép trước và ép sau cọc bê tông có gì khác nhau? Lưu ý cần thiết

Ép trước và ép sau cọc bê tông là 2 phương pháp hiện đang được áp dụng phổ biến cho hầu hết các loại công trình xây dựng khác nhau. Mỗi cách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, chủ đầu tư cần cân nhắc lựa chọn phù hợp. Vậy 2 phương pháp này có gì khác nhau? Trong bài viết này, C&N Hoàng Kim sẽ giúp bạn đọc phân biệt rõ ép cọc trước và ép cọc sau cũng như đưa ra một vài lưu ý trong việc thi công. Đọc ngay!

>>>> XEM THÊM: Búa rung là gì? Cách sử dụng và bảo dưỡng đúng chuẩn

1. Ép cọc trước bê tông cốt thép là gì?

Ép cọc trước bê tông là phương pháp tiến hành thi công ép các cọc bê tông cốt thép trước khi xây móng hoặc thực hiện đồng thời với việc đổ móng. Việc ép trước cọc bê tông có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác, đem lại hiệu quả thi công cao về mọi mặt. Vì vậy, các chủ đầu tư luôn ưu tiên lựa chọn áp dụng hơn cả.

ép trước và ép sau cọc bê tông
Ép cọc bê tông cốt thép

2. Ép cọc sau bê tông là gì?

Ép cọc sau bê tông là phương pháp tiến hành ép các cọc bê tông cốt thép sau khi công trình đã hoàn thiện hoặc đã hoàn thiện các phần cơ bản. So với việc ép cọc trước thì ép cọc sau ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, cách này cũng có những ưu điểm, được đưa vào sử dụng ở nhiều công trình, đặc biệt các trường hợp công trình cần nâng tầng, cơi nới, cải tạo, gia công móng,…

ép trước và ép sau cọc bê tông
Chủ đầu tư cần tuân thủ đúng vị trí và quy trình đã đề ra

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Biện pháp an toàn đóng búa rung cho cừ Lasen | Lưu ý cần thiết

3. So sánh phương pháp ép trước và ép sau cọc bê tông

Có thể nói, ép cọc trước và ép cọc sau đều là hai phương pháp được các chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn thi công đa dạng các công trình nhà ở bởi tính hiệu quả cao. Tuy nhiên, làm thế nào để phân biệt được 2 kỹ thuật ép trước và ép sau cọc bê tông? Bài viết đã tổng hợp các thông tin cần thiết dưới đây cho bạn đọc dễ hình dung:

Ép trước cọc Ép sau cọc
Ưu điểm
  • Sử dụng được cho nhiều loại công trình to nhỏ khác nhau.
  • Cọc bê tông đúc sẵn giúp gia tăng nhanh thời gian thi công của từng công trình.
  • Áp dụng được nhiều biện pháp thi công phù hợp với từng công trình khác nhau.
  • Công trình có độ bền cao, đặc biệt cho các công trình lớn như chung cư, tòa nhà cao tầng,…
  • Tiết kiệm chi phí xây dựng, hiệu quả kinh tế cao
  • Các thiết bị máy móc tiên tiến, đầy đủ hỗ trợ thi công nhanh chóng
  • Độ an toàn cao, không tạo tiếng ồn nên không tác động đến môi trường xung quanh.
  • Thực hiện cho hầu hết các khu vực địa chất nhờ tính linh hoạt cao của phương tiện cũng như tính sẵn có của các loại cọc bê tông đúc sẵn.
  • Có thể kiểm tra từng vị trí cọc đã thi công và tiến hành sửa chữa trước khi thi công các hạng mục tiếp theo.
  • Đối trọng sử dụng khi ép cọc sau chính là các đối trọng có tại công trường.
  • Thời gian thi công nhanh chóng.
  • Không cần dùng đến nhiều thiết bị máy móc cồng kềnh.
  • Áp dụng cho hầu hết các công trình, đặc biệt trường hợp cũ, nhỏ, hẹp,…
Nhược điểm
  • Chỉ thi công cho các công trình xây mới nên không thích hợp cho công trình cơi nới, sửa chữa hoặc cải tạo.
  • Khi tiến hành phải phục thuộc vào nhiều yếu tố môi trường như địa hình, địa chất,…
  • Sử dụng thiết bị máy móc khá phức tạp đòi hỏi đơn vị thi công phải có đội ngũ nhân lực kỹ thuật lành nghề, chuyên môn cao.
  • Yêu cầu cần nghiên cứu kỹ đối trọng khi thi công, tránh trường hợp công trình bị kênh.
  • Các phần cọc bê tông cốt thép ngắn – dài phụ thuộc và độ cao tầng trệt và kích thước của kích.
  • Các loại cọc thi công như 200×200 bị hạn chế khả năng chịu tải, chỉ khoảng từ 10-15 tấn tải
  • Mức chi phí cao hơn và hiệu quả thi công không bằng so với ép trước
  • Tồn tại rủi ro do dễ gây nứt vỡ công trình đã có sẵn do kích lực không thích hợp hoặc ép cọc bê tông sai kỹ thuật.

>>>> XEM CHI TIẾT: Giới thiệu kỹ thuật ép neo cọc bê tông | Điều cần biết khi thi công

4. Lưu ý trong thi công ép cọc trước và ép cọc sau

Để quá trình thi công phương pháp ép trước và ép sau cọc bê tông đạt hiệu quả cao về kỹ thuật, chủ đầu tư cũng cần hết sức lưu ý những vấn đề như sau:

4.1. Trường hợp với công trình mới

Trong trường hợp thi công ép trước và ép sau cọc bê tông cốt thép cho công trình mới yêu cầu đúng vị trí và tuân theo đúng quy trình đã đề ra. Việc ép cọc không làm ảnh hưởng đến các công trình thi công lân cận hoặc các phần đã thi công của công trình.

4.2. Trường hợp với công trình sửa chữa, cải tạo

Đối với các công trình cần cải tạo, sửa chữa, khi sử dụng phương pháp ép cọc trước và ép cọc sau bê tông, chủ đầu tư cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Khu vực thi công cần đặt tại vị trí có diện tích đủ để di chuyển máy ép và các cọc bê tông vào.
  • Loại cọc ép sử dụng nên là loại có đường kính tối đa từ 30-50 cm.
  • Chú ý thực hiện đầy đủ các bước và tính toán gia cố chi tiết trước khi thi công ép cọc.
  • Các loại linh phụ kiện đi kèm cần có: lưới thép gia cố, phụ gia thi công chống co ngót.
ép trước và ép sau cọc bê tông
Chủ đầu tư cần lưu ý khi thi công ép cọc sau cho công trình mới

Trên đây, C&N Hoàng Kim đã tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến phương pháp ép trước và ép sau cọc bê tông. Có thể thấy, mỗi cách đều có những lợi thế và hạn chế riêng và được áp dụng phổ biến hiện nay do tính hiệu quả cao về mặt xây dựng. Vì thế, chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng lựa chọn phương pháp phù hợp cho công trình của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay tới C&N Hoàng Kim qua thông tin liên hệ chi tiết dưới đây: 

Thông tin doanh nghiệp:

>>>>KHÁM PHÁ CHI TIẾT:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *