Biện pháp thi công đóng cọc dưới nước | 3 điều bạn cần biết

Biện pháp thi công đóng cọc dưới nước là phương pháp được nhiều người công nhân lựa chọn khi thực hiện công trình trên địa hình trũng, có nhiều nước như sông hồ, vùng ngập mặn,… Thi công đóng cọc dưới nước giúp hạn chế các rủi ro trong xây dựng và đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên. Vậy cần chuẩn bị gì để thi công đóng cọc dưới nước? Hãy cùng C&N Hoàng Kim tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Búa rung là gì? Cách sử dụng và bảo dưỡng đúng chuẩn

1. Vật liệu cần chuẩn bị để thi công biện pháp thi công đóng cọc dưới nước an toàn

Công tác chuẩn bị là vấn đề không thể bỏ qua trước khi bắt đầu bất kỳ một công trình nào. Khi thi công đóng cọc dưới nước, người thực hiện sẽ phải chuẩn bị các vật liệu sau để đảm bảo quá trình xây dựng an toàn:

  • Hồ sơ, mặt bằng, các hệ thống máy móc được nhận bàn giao từ chủ đầu tư và đơn vị tư vấn.
  • Đội ngũ công nhân hùng hậu để công trình diễn ra theo đúng tiến độ ban đầu.
  • Có các hệ thống nhà tạm bao gồm lán trại, nhà điều hành, kho bãi cho quá trình xây dựng thuận lợi.
  • Xây dựng đường công vụ để phục vụ cho quá trình thi công.
  • Chuẩn bị các vấn đề liên quan đến năng lượng như điện, hơi nước, khí nén,…
  • Chuẩn bị các phương án để đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
  • Lựa chọn các loại máy móc, thiết bị, phương tiện thi công phù hợp với công trình.
biện pháp thi công đóng cọc dưới nước
Các vật liệu cần chuẩn bị trước khi tiến hành thi công đóng cọc dưới nước

LIÊN HỆ BÁO GIÁ NGAY

>>>> BẤM XEM THÊM: Biện pháp an toàn đóng búa rung cho cừ Lasen | Lưu ý cần thiết

2. Biện pháp thi công đóng cọc dưới nước gồm những gì?

Tùy vào từng dự án, từng hạng mục công trình mà biện pháp thi công đóng cọc dưới nước sẽ có quá trình thực hiện khác nhau. Ngoài ra, khi thực hiện phương pháp này, người thực hiện phải thường xuyên kiểm tra độ thẳng đứng của cọc và tiến hành nối cọc bằng phương pháp hàn như sau:

  • Đóng cọc bằng tàu đóng.
  • Cọc được cẩu và xếp lên xà lan, sau khi cho cần cẩu và giàn đóng cọc ra vị trí trụ.
  • Tiến hành đóng cọc sao cho cọc cách mặt nước khoảng 1 mét thì ngừng rồi bắt đầu hàn hộp nối cọc.
  • Tiếp tục quá trình này cho đến khi cọc đóng đạt yêu cầu.
  • Mỗi cọc đóng đều phải được theo dõi, ghi chép các thông tin lý lịch đóng cọc.
 đóng cọc dưới nước
Các điều cần biết về biện pháp thi công đóng cọc dưới nước

>>>> ĐỪNG BỎ QUA: Giới thiệu kỹ thuật ép neo cọc bê tông | Điều cần biết khi thi công

3. Lưu ý cần biết khi đóng cọc dưới nước đạt tiêu chuẩn

Để quá trình đóng cọc dưới nước được diễn ra thuận lợi và đạt tiêu chuẩn, người thực hiện cần lưu ý những điều sau:

  • Cần quan tâm tới số liệu đóng cọc, ngày tháng chế tạo cọc, ngày đóng hạ cọc.
  • Ghi chép về các đặc trưng của cọc: chiều dài, kích thước, tiết diện, vật liệu cọc,..
  • Khi tiến hành đóng cọc phải tuân theo đúng quy trình thiết kế và được sự chấp thuận của kỹ sư tư vấn giám sát công trình.
  • Cần kiểm tra độ phẳng hoặc độ xiên của cọc ngay tại sàn đạo kết hợp với máy kinh vĩ đặt trên bờ.
  • Cọc được sử dụng phải có đầy đủ hồ sơ sản xuất cũng như biên bản kiểm tra cọc,…
  • Chỉ khi cọc đủ tuổi, đảm bảo về kích thước và cường độ đạt chuẩn thì mới tiến hành ép cọc.
biện pháp thi công đóng cọc dưới nước
Một số điều cần lưu ý để thi công đóng cọc dưới nước đạt tiêu chuẩn

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về biện pháp thi công đóng cọc dưới nước, giúp bạn có thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích, cũng như nắm vững quá trình đóng cọc để tiến hành thi công chất lượng, hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với C&N Hoàng Kim nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *