Nguyên lý làm việc của hệ thống thuỷ lực | Điều bạn cần biết

Nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực hoạt động như thế nào? Ưu nhược điểm của hệ thống là gì? Thủy lực hiện nay ngày càng được mọi người tin tưởng sử dụng trong công việc máy móc, dây chuyền sản xuất của đa số các ngành công nghiệp, khai thác khoáng sản và cả trong đời sống. Hôm nay, hãy cùng C&N Hoàng Kim tìm hiểu những thông tin cơ bản cũng như chi tiết về hệ thống này nhé!

>>>> XEM THÊM: Búa phá đá thủy lực chính hãng, giá tốt nhất hiện nay

1. Hệ thống thủy lực là gì?

Về khoa học, thủy lực chính là sự chuyển động và truyền tải lực của chất lỏng trong môi trường bị giới hạn. Cụ thể hơn, khi ở trong môi trường này, thủy lực được truyền tải bởi lực đẩy của chất lỏng như dầu, các loại hóa chất….có độ nhớt và độ đậm đặc cũng như nhiệt độ, tính chất khác nhau.

nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực
Thủy lực chính là sự chuyển động và truyền tải lực

Hiện nay, nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực được ứng dụng rộng rãi và đa dạng trong hầu hết các lĩnh vực: Dây chuyền công nghệ sản xu ất ô tô – xe cơ giới, xe nâng 12 tấn, máy nông nghiệp, công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp gỗ, các công trình xây dựng cũng như khai thác và đóng gói sản phẩm,… Hệ thống luôn vận hành liên tục với công suất lớn, trọng tải nặng, môi trường độc hại nhưng luôn đảm bảo độ an toàn, bền bỉ và chi phí thấp.

>>>> ĐỌC TIẾP: Búa phá đá thủy lực chính hãng, giá tốt nhất hiện nay

2. Nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực

Trong hệ thống thủy lực, dầu đóng một vai trò rất quan trọng. Dầu không chỉ là môi chất để truyền lực đi mà còn được dùng làm chất bôi trơn để làm giảm ma sát. Dầu giống như máu được di chuyển trong mạch kín liên tục và tuần hoàn nhờ vào bơm thủy lực cùng hệ thống chấp hành và các thiết bị cơ cấu điều khiển.

Nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực được mô tả như sau:

Khi bạn tiến hành cung cấp điện cho động cơ điện hoặc khởi động cho động cơ Diezen làm cho Motor Diezen hoạt động. Lực quay được truyền đến bơm làm bơm dầu quay. Lúc này, dầu sẽ thực hiện công việc hút vào trong bể chứa và đẩy đến hệ thống cơ cấu thông qua ống dẫn dầu. Vì vậy, để đảm bảo động cơ hoạt động ổn định nhất thì áp lực dầu cần được khống chế bởi van an toàn.

nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực
Nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực

Áp suất dầu thủy lực sẽ được kiểm soát và khống chế. Dầu thủy lực được dẫn đến các thiết bị cơ cấu điều khiển, sau đó được dịch chuyển đến các thiết bị chấp hành. Nhờ vào lưu lượng, áp suất mà bơm thủy lực có thể tạo ra các chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của cơ cấu chấp hành. Sau khi kết thúc sự truyền năng lượng thì dầu sẽ được luân chuyển về bể chứa và lọc hồi, làm mát và bắt đầu một chu trình mới.

>>>> ĐỪNG BỎ QUA: Phụ tùng búa phá đá là gì? Lý do cần thay thế, bảo dưỡng

3. Các đại lượng cơ bản của nguyên lý thủy lực

Để nắm chắc được nguyên lý thủy lực, ngoài việc tìm hiểu các thông tin về cấu tạo của hệ thống. Khách hàng cũng đặc biệt chú ý nhiều hơn về 2 thông số đó là: Lưu lượng và áp suất.

3.1 Lưu lượng

Lưu lượng có thể hiểu một cách đơn giản là lượng dầu được vận chuyển nhờ vào máy bơm thủy lực trên một đơn vị thời gian nhất định. Do đó, lưu lượng dầu thủy lực là một thông số quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ. Ngoài ra, tốc độ của Motor, Xi lanh trong cơ cấu chấp hành của động cơ bị chi phối mạnh mẽ bởi lượng dầu thủy lực càng cao thì tốc độ càng lớn và ngược lại.

Đơn vị của lưu lượng dầu rất đa dạng như: lit/phút, in3/vòng và CC/vòng,…

nguyen ly lam viec cua he thong thuy luc
Lưu lượng là lượng dầu được vận chuyển

3.2 Áp suất

Áp suất hay còn gọi là áp lực biểu thị cho lực chất lỏng khi tác dụng lên bề mặt của hệ thống cơ cấu chấp hành hoặc thành của ống dẫn dầu. Khi lưu lượng dầu bị chặn tại một vị trí trên đường ống hay tại mặt tác dụng trong cơ cấu chấp hành.

Vì vậy, áp lực chính là một đại lượng quyết định đến áp suất tác dụng của cơ cấu chấp hành lên tải. Đơn vị áp suất được đo bằng áp kế và các bạn có thể biết như Psi, Mpa, Kg/cm2. 

nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực
Áp suất biểu thị cho lực chất lỏng khi tác dụng lên bề mặt

Không những vậy, ngoài 2 thông số tiêu biểu là lưu lượng và áp suất thì trong nguyên lý của hệ thống thủy lực,  người dùng phải chú ý đến nhiệt độ. Bởi vì đây là một trong số các yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động và độ an toàn của hệ thống thủy lợi khi làm việc.

>>>> ĐỌC THÊM: Định mức phá đá bằng búa thủy lực gắn máy đào theo quy định

4. Ưu nhược điểm của hệ thống thủy lực trong công nghiệp

Mọi hệ thống hoạt động sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây, C&N Hoàng Kim sẽ cung cấp đến các bạn những thuận lợi và hạn chế của nguyên lý làm việc thủy lực nhằm đảm bảo được yêu cầu của người dùng.

Ưu điểm Nhược điểm
  • Với lực lớn và công suất hoạt động cao nên hệ thống thủy lực luôn được người dùng tin tưởng lựa chọn khi cần truyền động lực lớn. Ngoài ra, hệ thống thủy lực còn được đánh giá cao bởi kết cấu đơn giản, không cần chăm sóc, bảo dưỡng phức tạp và luôn đem lại độ tin cậy khi sử dụng.
  • Hệ thống có chức năng biến đổi cơ năng thành thủy năng với lưu lượng dầu và áp suất theo yêu cầu nên dễ dàng trong việc cung cấp áp lớn.
  • Việc bảo dưỡng dễ dàng và hạn chế tiêu tốn thời gian hơn so với các hệ thống khí hay điện. Điều này nhờ vào việc sử dụng dầu thủy lực, các chất lỏng thủy lực vừa là chất làm việc, vừa có thể giải nhiệt, bôi trơn và giảm ma sát.
  • Kết cấu của hệ thống đơn giản, gọn gàng, có thể tìm thấy dễ dàng trong các hệ thống lái tàu hỏa, máy bay, xe cơ giới,…
  • Việc điều chính vận tốc hay điều chỉnh vô cấp, đảo chiều sẽ dễ dàng hơn trước rất nhiều.
  • Hoạt động êm ái, ít gây ra các tiếng ồn. Van an toàn được sử dụng nên có khả năng đề phòng tải quá cao.
  • Người sử dụng có thể giảm kích thước, khối lượng nhờ vào điều chỉnh áp suất.
  • Với lực lớn và công suất hoạt động cao nên hệ thống thủy lực luôn được người dùng tin tưởng lựa chọn khi cần truyền động lực lớn. Ngoài ra, hệ thống thủy lực còn được đánh giá cao bởi kết cấu đơn giản, không cần chăm sóc, bảo dưỡng phức tạp và luôn đem lại độ tin cậy khi sử dụng.
  • Hệ thống có chức năng biến đổi cơ năng thành thủy năng với lưu lượng dầu và áp suất theo yêu cầu nên dễ dàng trong việc cung cấp áp lớn.
  • Việc bảo dưỡng dễ dàng và hạn chế tiêu tốn thời gian hơn so với các hệ thống khí hay điện. Điều này nhờ vào việc sử dụng dầu thủy lực, các chất lỏng thủy lực vừa là chất làm việc, vừa có thể giải nhiệt, bôi trơn và giảm ma sát.
  • Kết cấu của hệ thống đơn giản, gọn gàng, có thể tìm thấy dễ dàng trong các hệ thống lái tàu hỏa, máy bay, xe cơ giới,…
  • Việc điều chính vận tốc hay điều chỉnh vô cấp, đảo chiều sẽ dễ dàng hơn trước rất nhiều.
  • Hoạt động êm ái, ít gây ra các tiếng ồn. Van an toàn được sử dụng nên có khả năng đề phòng tải quá cao.
  • Người sử dụng có thể giảm kích thước, khối lượng nhờ vào điều chỉnh áp suất.
nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực
Ưu nhược điểm của hệ thống thủy lực

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Bài viết trên đây C&N Hoàng Kim đã cung cấp đến các bạn toàn bộ thông tin cơ bản về Nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực cũng như ưu nhược điểm của hệ thống. Đây được đánh giá là một động cơ hoạt động với nhiều tiềm năng phát triển và đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Nếu các bạn còn thắc mắc về hệ thống, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo để được giải đáp nhé!

Thông tin doanh nghiệp:

>>>> KHÁM PHÁ CHI TIẾT: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *